Ransomware là gì? Tất tần tất từ A đến Z về mã độc Ransomware

Ransomware là gì mà gây chấn động thế giới mạng – đã trở thành nỗi ám ảnh lớn trong lĩnh vực an ninh mạng hiện nay. Vậy nguồn gốc của nó từ đâu? Có những loại phổ biến nào? Và đâu là giải pháp hiệu quả để đối phó với mã độc nguy hiểm này? Quata Tech sẽ làm rõ ngay trong bài viết dưới đây.

 

Ransomware có nguồn gốc từ đâu? Đâu là giải pháp để đối phó?

1. Ransomware là gì?

Vậy Ransomware là gì? Ransomware là loại phần mềm độc hại nhằm mục đích chiếm quyền kiểm soát thiết bị của nạn nhân và yêu cầu tiền chuộc để khôi phục quyền truy cập. Khi bị nhiễm, Ransomware có thể mã hóa dữ liệu hoặc khóa thiết bị khiến bạn không thể sử dụng máy tính cá nhân. Ban đầu, Ransomware chỉ tấn công hệ điều hành Windows, nhưng hiện nay đã mở rộng sang Mac, điện thoại di động, thiết bị IoT (Internet of Things), và cả TV thông minh.

Năm 1989, virus Trojan AIDS xuất hiện và phát tán với số lương là ⅕ số lượng ổ đĩa trên thế giới. Virus này mã hóa dữ liệu và yêu cầu nạn nhân trả tiền để khôi phục, nhưng không thể lan rộng do số lượng người dùng máy tính cá nhân còn ít. Tuy nhiên từ cuối những năm 2000, Ransomware trở lại và trở thành mối đe dọa lớn trong lĩnh vực an ninh mạng đặc biệt là ngân hàng.

Ransomware là gì?

2. Nguồn gốc và con đường lây nhiễm của Ransomware

Ransomware, giống các loại phần mềm độc hại khác, thường xâm nhập thiết bị qua các phương thức sau:

  • Nhấp vào quảng cáo
  • Truy cập vào các trang web giả mạo hoặc web đen
  • Tải xuống và cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc
  • Mở email lừa đảo
  • Sử dụng phần mềm đã crack
  • Lỗ hổng bảo mật hệ thống website và USB nhiễm mã độc

Nguồn gốc và con đường lây nhiễm của Ransomware

3. Cách thức hoạt động của Ransomware

Khi đã thâm nhập thành công, Ransomware sẽ thực hiện các hành động như:

  • Hiển thị thông báo tống tiền từ Ransomware : Thông báo đòi tiền chuộc được hiển thị trên màn hình chính hoặc trong một file được tạo đặc biệt, cảnh báo người dùng về việc dữ liệu đã bị mã hóa.
  • Mã hóa file tài liệu: Mã hóa các file có định dạng phổ biến như: .doc, .xls, .pdf, và nhiều định dạng khác để ngăn người dùng truy cập vào file dữ liệu.

Sau đó, Ransomware yêu cầu nạn nhân trả tiền chuộc để nhận mã giải mã. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo Hacker sẽ khôi phục dữ liệu sau khi nhận tiền.

Cách thức mà Ransomware hoạt động

4. Các loại Ransomware phổ biến

Sau khi tìm hiểu Ransomware là gì và cách thức khai thác lỗi bảo mật hoạt động của chúng thì bây giờ chúng tôi sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về các loại Ransomware phổ biến. Theo nghiên cứu của các nhà bảo mật thì hiện nay có hai biến thể Ransomware phổ biến:

  • Cryptolocker: Đây là một trong những biến thể nguy hiểm nhất, chuyên chiếm quyền truy cập và mã hóa dữ liệu của người dùng. CryptoLocker nhắm vào các file có đuôi như: .doc, .xls, .ppt, và .jpg, yêu cầu nạn nhân trả tiền để giải mã.

Biến thể Ransomware Cryptolocker

  • CTB Locker: Ngoài hình thức tấn công DDos, CTB Locker ẩn danh thông qua mạng TOR xuất hiện vào năm 2011, khiến việc truy vết trở nên khó khăn. CTB Locker có khả năng hiển thị thông báo giả mạo kích hoạt Windows, chỉ được gỡ bỏ khi nhập mã kích hoạt chính xác. Đây là biến thể nâng cấp của CryptoLocker, không chỉ mã hóa dữ liệu mà còn che giấu danh tính để tránh bị truy tìm bởi các nhà an ninh mạng.

Biến thể Locker Ransomware

5. Chi phí chuộc khi bị nhiễm Ransomware

Chi phí giải mã Ransomware phụ thuộc vào yêu cầu của Hacker. Các khoản tiền chuộc có thể dao động từ 20 USD trong các trường hợp nhẹ, lên tới 500–600 USD cho những trường hợp nghiêm trọng hơn, và thậm chí vượt 1000 USD với các biến thể mã hóa hiện đại.

Tuy nhiên, ngay cả khi thanh toán, người dùng vẫn không được đảm bảo rằng dữ liệu sẽ được khôi phục. Quata Tech khuyến cáo người dùng không nên trả tiền cho Hacker, mà nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia bảo mật để giảm thiểu thiệt hại.

 

Chi phí chuộc khi bị nhiễm Ransomware

6. Phòng tránh và gỡ bỏ Ransomware

Vậy nên làm gì khi website bị nhiễm mã độc? Để ngăn ngừa Ransomware, người dùng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Không mở email giả mạo: người dùng cần thận trọng với email có nội dung đáng ngờ. Không nên nhấp vào các liên kết hoặc mở file đính kèm từ email lạ.
  • Cài đặt phần mềm bảo mật uy tín: Sử dụng phần mềm bảo mật từ các nhà cung cấp uy tín.
  • Sao lưu dữ liệu định kỳ: Các dịch vụ đám mây như Dropbox, Google Drive, và iCloud là lựa chọn tốt để sao lưu dữ liệu. Điều này giúp người dùng khôi phục dữ liệu nhanh chóng nếu không may bị tấn công.
  • Không chuyển tiền cho Hacker: Trả tiền chuộc không đảm bảo dữ liệu được khôi phục, vì vậy không nên thực hiện. Thay vào đó hãy liên hệ với những công ty tổ chức An ninh mạng như Quata Tech để được hỗ trợ tốt nhất.

Các biện pháp phòng ngữa và gỡ bỏ Ransomware

7. Ví dụ về Ransomware – Police Ransomware

Police Ransomware, xuất hiện năm 2011, là một ví dụ điển hình về Ransomware “dọa nạt” khi hiển thị thông báo yêu cầu thanh toán với biểu tượng của cơ quan pháp luật. Police Ransomware khóa quyền truy cập chuột và bàn phím, đồng thời hiển thị thông báo bằng ngôn ngữ địa phương, yêu cầu nạn nhân trả tiền để khôi phục quyền sử dụng máy tính. Kỹ thuật này nhằm tạo cảm giác áp lực, khiến nạn nhân lo sợ và dễ dàng trả tiền.

 

Police Ransomware – kẻ mạo danh với biểu tượng cơ quan pháp luật

8. Ransomware có ảnh hưởng tới các thiết bị khác ngoài máy tính?

Ransomware không chỉ gây hại cho máy tính cá nhân mà còn có thể tấn công nhiều loại thiết bị khác. Năm 2017, các thiết bị IoT (Internet of Things) và TV thông minh đã trở thành mục tiêu của Hacker. Các nhà nghiên cứu từ Symantec đã ghi nhận trường hợp một chiếc TV thông minh bị nhiễm ransomware, cho thấy bất cứ thiết bị kết nối nào cũng có thể bị tấn công.

 

Màn hình thông báo chứa phần mềm độc hại

Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp trước mối đe dọa Ransomware

Bên cạnh mối đe doạ tấn công từ mã độc Ransomware còn rất nhiều hình thức tấn công khác. Chính vì vậy cần có một phương án phòng ngừa và xử lý một cách toàn diện.

Quata Tech cung cấp giải pháp xử lý mã độc wordpess toàn diện, giúp doanh nghiệp phát hiện và xử lý các lỗ hổng trước khi bị tấn công. Với khả năng tự động rà soát và cảnh báo về các mối đe dọa, Quata Tech hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện mã độc, bao gồm cả Ransomware. Ngoài ra, Quata Tech còn cung cấp các quy trình khắc phục thông minh để doanh nghiệp có thể tự xử lý vấn đề bảo mật dữ liệu của mình, giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại từ Ransomware.

Trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Ransomware là gì và cách thức giải quyết khi website của bạn bị Ransomware tấn công. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Quata Tech nhé!

Chia sẻ bài viết

Picture of Quata Tech
Quata Tech
Quata Tech là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật website, đặc biệt trong việc xử lý mã độc, khắc phục sự cố bảo mật, và tăng cường an ninh web. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Quata Tech cam kết giúp website của bạn hoạt động an toàn, hiệu quả, và bền vững, đảm bảo dữ liệu và thông tin khách hàng được bảo vệ tối ưu.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang