2 hình thức tấn công chiếm đoạt tài sản ngân hàng của Hackers

Hình thức tấn công chiếm đoạt tài sản ngân hàng của Hacker ở đây là gì? Làm sao để nhận biết được tài khoản ngân hàng của bạn đã bị Hacker tấn công. Bài viết này sẽ làm rõ hai hình thức tấn công phổ biến mà các tin tặc thường sử dụng để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng và nêu ra mức độ nguy hại của từng hình thức tấn công. Cùng Quata Agency tìm hiểu nhé!

1. Thực trạng và nguy cơ

Tấn công vào hệ thống ngân hàng ngày càng trở thành mục tiêu của các Hacker do khả năng thu được nguồn lợi lớn. Chính vì vậy, các nhóm Hacker không ngừng tìm kiếm và khai thác những lỗ hổng bảo mật. Đặc biệt là đối với lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, với mục đích chiếm đoạt tài khoản người dùng.

Theo thống kê từ Công ty An Ninh Mạng Viettel, năm 2023 Việt Nam đã ghi nhận nhiều vụ tấn công. Các cuộc tấn công của Hacker chủ yếu thuộc các lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt ngân hàng là mục tiêu hàng đầu cho thời điểm cuối năm gây thiệt hại lên tới 16 tỉ đồng với hơn 30.000 tài khoản ngân hàng bị xâm nhập.

Hình thức tấn công chiếm đoạt tài sản ngân hàng chủ yếu sử dụng mã độc để đánh cắp thông tin hoặc giả mạo các website ngân hàng và dịch vụ tài chính. Dưới đây là chi tiết về hai phương thức tấn công này.

Thực trạng tấn công chính chiếm đoạt tài sản ngân hàng của Hacker năm 2023

2. Phương thức 1 – Tấn công vào hệ thống ngân hàng thông qua mã độc

Việc lây nhiễm mã độc Ransomware, Malware vào hệ thống máy tính là một phương thức phổ biến mà tin tặc sử dụng để đánh cắp dữ liệu và tài khoản ngân hàng. Chỉ cần người dùng vô tình cài đặt một ứng dụng nào đó chứa mã độc hoặc chúng khải thác mong muốn tải xuống một phần mềm bẻ khóa (hay còn gọi là bản crack) để không tốn chi phí của người dùng. Với hàng động này, tin tặc có thể ngay lập tức cài mã độc vào máy tính của bạn nói cách khác phần mềm tống tiền bằng mã độc này đã được cài vào thiết bị của bạn.

Khi mã độc được kích hoạt, nó sẽ bắt đầu dò tìm thông tin cá nhân, tài khoản mật khẩu đăng nhập và dữ liệu giao dịch của bạn. Sau khi đã có đủ thông tin của người dùng, Hacker sẽ tiến hành truy cập vào tài khoản ngân hàng của bạn. Đồng thời điều gì xảy đến ngay sau đó thì chắc chắn bạn đã biết rồi, chính là các giao dịch rút tiền chuyển khoản sẽ được thực hiện ngay lập tức.

Đây là hình thức tấn công rất khó phát hiện vì người dùng không hề nhận ra mình đã bị lây nhiễm mã độc cho tới khi tiền bị bốc hơi. Vậy cần làm gì khi website bị nhiễm mã độc?

 

Đánh cắp thông tin khách hàng thông qua mã độc

3. Phương thức 2 – Lừa đảo qua trang web giả mạo

Website giả mạo là một trong những hình thức tấn công chiếm đoạt tài sản ngân hàng của Hacker thường thấy, không chỉ nhằm vào các ngân hàng mà còn cả các dịch vụ email và tài khoản cá nhân khác. Hacker tạo ra một website có giao diện giống hệt như trang web chính thức của ngân hàng với các tiện ích chân thực tới mức khách hàng không bao giờ nghĩ tới. Sau đó, chúng sẽ yêu cầu người dùng nhập thông tin cá nhân và tài khoản.

Một ví dụ điển hình là việc giả mạo trang Gmail, khi Google đã từng phải cảnh báo người dùng về các trang web lừa đảo có giao diện giống hệt Gmail, nhưng URL thì tất nhiên hoàn toàn khác. Lợi dụng sự thiếu cảnh giác của người dùng Hacker sẽ yêu cầu nhập thông tin đăng nhập và sau đó sử dụng dữ liệu này để truy cập trái phép vào tài khoản của bạn. Một hình thức tấn công chiếm đoạt tài sản ngân hàng tinh vi như thấy chắc chắn sẽ hiếm người dùng có thể phát hiện ra.

Ngoài 2 phương thức tấn công cài mã độc vào website và trang web giả mạo ra còn có hình thức tấn công DDos cũng là một hình thức tấn công chiếm đoạt tài sản ngân hàng tinh vi khó có thể phát hiện ra.

Tin nhắn lừa đảo xuất hiện trong hộp thư của ngân hàng

4. Giải Pháp Để Ngăn Ngừa Mất Tài Khoản Ngân Hàng

Bảo mật tài khoản ngân hàng không chỉ là việc áp dụng các giải pháp đơn giản mà còn đòi hỏi bạn phải luôn cảnh giác và chủ động bảo vệ mình khỏi các hình thức tấn công ngày càng tinh vi như mã độc hay các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Để bảo vệ tài khoản ngân hàng cũng như các tài khoản cá nhân khác, Quata Tech khuyến cáo người dùng nên tuân thủ các biện pháp bảo mật sau:

  • Xác thực hai bước: Phương thức xác thực này sẽ ngăn chặn sự truy cập trái phép kể cả khi kẻ gian có được thông tin của bạn. Chính vì vậy, hãy tận dụng tính năng xác thực hai bước vào để tăng cường bảo mật cho bạn.
  • Không cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc: Cài đặt những phần mềm không rõ nguồn gốc là đang tạo điều kiện cho mã độc xâm nhập. Vậy nên hãy chỉ cài những phần mềm uy tín.
  • Cẩn trọng với website giả mạo: Với những công cụ lớn của Google như Gmail vẫn còn bị giả mạo thì chắc chắn website khác cũng không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, hãy luôn kiểm tra thật kỹ URL trước khi truy cập vào trang web nào đó. Ngoài ra cá nhân doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ về phương thức tấn công DDoS hoạt động như thế nào để có biện pháp phòng ngừa.

 

Giải pháp để phòng ngừa mất tài khoản ngân hàng

Hình thức tấn công chiếm đoạt tài sản ngân hàng của Hackers là vô vàn và ẩn chứa nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Chính vì thế, chúng tôi khuyến cáo cần áp dụng các biện pháp bảo mật toàn diện để bảo vệ hệ thống trước các cuộc tấn công từ mạng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy xem bài viết khác của chúng tôi để hiểu rõ hơn về giải pháp xử lý mã độc tại Quata Tech.

Chia sẻ bài viết

Picture of Quata Tech
Quata Tech
Quata Tech là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật website, đặc biệt trong việc xử lý mã độc, khắc phục sự cố bảo mật, và tăng cường an ninh web. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Quata Tech cam kết giúp website của bạn hoạt động an toàn, hiệu quả, và bền vững, đảm bảo dữ liệu và thông tin khách hàng được bảo vệ tối ưu.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang